Khi sự bất bình đẳng giới vẫn còn phổ biến ở một số nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn luôn chịu thiệt thòi, vất vả, thậm chí là phải chịu đựng các tệ nạn xã hội như mại dâm, quấy rối, … Ngay tại những nơi nam nữ bình đẳng nhất, cũng không thể tránh khỏi việc phụ nữ phải âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, trong 365 ngày, phụ nữ xứng đáng được có riêng một ngày để nhận được sự quan tâm và tôn trọng hơn từ nửa còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình.
Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại. Họ vừa là người nội trợ trong gia đình, hy sinh và "giữ lửa" cho tổ ấm. Họ cũng vừa tham gia lao động và đóng góp cống hiến sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, từ nữ doanh nhân thành đạt đến các nữ nghệ sĩ, người truyền cảm hứng, … Không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Dưới sự đấu tranh không ngừng cho bình đẳng giới mà biểu tượng là ngày 8/3, phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia./.
Nhân kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2023) Ban Thường trực MTTQ Việt Nam phường vận động Nhóm Gia điình em Phương tổ chức trao tặng 14 phần quà cho các Mẹ, các Dì, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, phần quà trị giá 500.000 đồng, tổng kinh phí 7.000.000 đồng.
Đến dự Chương trình có Bà Võ Thùy Anh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; đại diện nhóm Gia đình em Thương có Bà Đặng Thị Mỹ Thương. Tại Chương trình Bà Võ Thùy Anh và Bà Đặng Thị Mỹ Thương đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Mẹ, các Dì đã hy sinh thân mình vì Độc lập dân tộc, coi bộ đội như con, sẵn sàng giúp đỡ, thậm chí là hy sinh cả tính mạng để quân ta có cơ hội chiến thắng. Xứng đáng được Bác Hồ trao tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng "Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang" và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương "Thành đồng" hạng nhất.

